Trong bài viết này, Sforum sẽ gửi đến các bạn những giải đáp cho các câu hỏi thường gặp nhất về RAM laptop như RAM là gì? RAM DDR4 là gì? RAM DDR3L là gì? RAM ECC là gì? RAM laptop nên mua hãng nào?
RAM viết tắt cho Random Access Memory, tạm dịch là bộ nhớ truy cập tạm thời. RAM sẽ chứa rất nhiều thông tin quan trọng ví dụ như hàng lệnh đợi để CPU xử lý, kết quả trả về từ CPU…
Quá trình hoạt động của máy tính gần như thế này, tất nhiên không hoàn toàn đúng nhưng giúp bạn hình dung được sự quan trọng của RAM
Lấy ví dụ đơn giản, khi bạn khởi chạy Chrome, những dữ liệu quan trọng của phần mềm duyệt web này sẽ load từ ổ cứng (nơi cài đặt ứng dụng) lên RAM, sau đó bạn nhập tên miền LAPTOP127.VN vào trình duyệt, lệnh này được gửi đến RAM sau đó đưa vào CPU để xử lý. Khi trang web laptop127.vn load nội dung về nó cũng lại nằm trên RAM. Khi RAM đầy, nội dung cũ bị xóa đi, khi truy cập lại tab này thì trang web phải load lại.
Còn DDR là viết tắt cho Double Data Rate – tốc độ dữ liệu gấp đôi, mỗi chu kỳ truyền được 2 bit dữ liệu, vì vậy nếu xem thông tin RAM trong CPU-Z, bạn sẽ thấy một thanh RAM 3200MHz sẽ chỉ hiển thị là 1600MHz. Thực ra 1600MHz mới là tần số của RAM, nhưng người ta thường lấy con số 3200MHz để chỉ tốc độ dữ liệu. RAM DDR đã qua nhiều thế hệ từ DDR, DDR2, DDR3 và phổ biến bây giờ là DDR4 và DDR4L.
RAM DDR3, DDR3L và DDR4 là các thế hệ 3 và 4 của RAM DDR
Các thế hệ DDR (trong hình là RAM PC)
RAM DDR3, DDR3L và DDR4 phiên bản SoDIMM (cho laptop) đều có 204 chân nhưng:
Về chức năng và nhiệm vụ, RAM ECC cũng giống như các loại RAM thường (Non-ECC) nhưng RAM ECC có thêm tính năng Error Checking and Correction – tự kiểm tra và sửa lỗi. Tính năng này sẽ giúp các hệ thống yêu cầu sự ổn định cao như máy trạm hay server hạn chế được hiện tượng lỗi trong quá trình hoạt động.
Về chân cắm, RAM ECC và RAM giống nhau nếu cùng thế hệ (ví dụ cùng là DDR4), tuy nhiên trên RAM thì RAM ECC sẽ có tới 9 chip nhớ trên một mặt RAM, còn RAM thông thường chỉ có 8 chip nhớ. Chip nhớ thứ 9 trên RAM ECC chính là nơi backup cho mục đích sửa lỗi.
Chỉ có một số dòng laptop workstation cao cấp sử dụng Intel Xeon mới hỗ trợ RAM ECC.
Bus RAM chung ta thường nhắc đến là Bus speed – tốc độ của RAM hay tốc độ dữ liệu xử lý được trong mỗi giây, nó khác với Bus width – độ rộng bộ nhớ. Độ rộng bộ nhớ RAM DDR phổ biến đều là 64 bit.
Nếu có Bus speed và Bus width chúng ta sẽ tính được băng thông (tốc độ truyền dữ liệu của RAM) bằng công thức:
Bandwidth (băng thông) = (Bus Speed x Bus Width)/8
Nếu bạn chưa hiểu công thức trên từ đâu ra, ví dụ sau sẽ giúp bạn dễ hình dung:
Khi cấu hình RAM kênh đôi, kênh 4 hay thậm chí là kênh 6 thì tổng băng thông cũng tăng tương ứng với số kênh (kênh RAM khác với số thanh RAM).
Về lý thuyết, chỉ cần cùng loại (ví dụ cùng DDR4) là có thể sử dụng cùng nhau, Bus RAM của thanh cao hơn sẽ bị đưa về chạy dùng tốc độ với thanh Bus RAM thấp hơn. Nhưng vẫn có ngoại lệ, dù hiếm gặp nhưng một số laptop chỉ nhận một Bus RAM nhất định, điều này phụ thuộc vào nhà sản xuất máy tính nên bạn cũng cần kiểm tra kỹ khi nâng cấp RAM.
Tốt nhất là bạn vẫn nên lắp hai thanh RAM cùng Bus để khai thác được tối đa hiệu năng của cả hai và đảm bảo tính tương thích tốt nhất.
Trên thị trường có khá nhiều nhà sản xuất RAM, tuy nhiên lại chỉ có ba nhà sản xuất DRAM phổ biến – tức chip nhớp của RAM. Ba nhà sản xuất này bao gồm Samsung (Hàn Quốc), SK Hynix (Hàn Quốc) và Micron (Mỹ).
RAM Samsung dành cho laptop khá phổ biến trên thị trường. Còn SK Hynix thì thường không được bán lẻ mà công ty này chủ yếu bán cho OEM tức các nhà sản xuất laptop. Nếu bạn để ý rất nhiều mẫu laptop có thanh RAM gắn sẵn là của SK Hynix. Còn Micron thì phát hành RAM dưới hai thương hiệu khá quen thuộc là Crucial và Ballistix, đôi khi bạn cũng thấy một số thanh RAM ghi là Crucial Ballistix.
Bên cạnh sản xuất RAM, ba nhà sản xuất này cũng bán DRAM cho các nhà sản xuất RAM khác như G.SKILL, Kingston, Kingmax, Corsair…
Nhìn chung, RAM của tất cả các nhà sản xuất này đều được bảo hành 3 năm với chất lượng và độ bền đều đã được kiểm chứng nên bạn có thể lựa chọn RAM của bất kỳ nhà sản xuất nào kể trên.
Không có một con số cụ thể nào cho câu trả lời này. Nhưng hiện tại nếu người dùng sử dụng Windows 10 64 bit muốn trải nghiệm ổn ở mức nhu cầu sử dụng Office, dùng một vài tab trình duyệt và một vài phần mềm vừa phải thì 8GB là mức tạm đủ. Nhưng để thả ga mở trình duyệt, xem YouTube 4K thì 16GB RAM là mức mình khuyên dùng.
Đó là với đa số người dùng phổ thông, với các nhu cầu chuyên dụng như đồ họa 3D, dựng phim, dựng hình thì không có một giới hạn nào là đủ cả. 32GB, 64GB… các phần mềm về dựng hình đều có thể ngốn hết.
Nhìn chung, các bạn nên xác định trước nhu cầu để lựa chọn phù hợp, hoặc bạn cũng có thể đầu tư một chiếc laptop có khả năng nâng cấp RAM để tiết kiệm ngân sách ban đầu, sau này nâng cấp lên để đảm bảo khả năng đa nhiệm mượt mà. Khi nâng cấp RAM bạn cũng nên cân nhắc vấn đề bảo hành, một số nhà sản xuất bảo hành linh kiện, tức bạn có thể tháo ra thoải mái. Nhưng cũng có nhà sản xuất bảo hành theo tem, bạn nên mang đến trung tâm bảo hành để nâng cấp nếu máy còn trong thời gian bảo hành.
Hoặc nếu khi mua laptop tại hệ thống Laptop127 thì bạn cũng có thể mang đến LAPTOP127 để hỗ trợ nâng cấp RAM mà không cần lo lắng vấn đề chính sách bảo hành của mỗi hãng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn