(LAPTOP127) - Laptop hoạt động liên tục và bị nóng, nên làm gì?

Thứ hai - 05/10/2020 22:07

Laptop hoạt động liên tục và bị nóng, nên làm gì?

 

 Trong quá trình sử dụng laptop thì vào một thời điểm nào do laptop bị nóng và chậm là dấu hiệu cho thấy máy tinh đang gặp vấn đề. Có nhiều khi ta cho rằng nóng quá thì tắt máy, sau khởi động lại. Nhưng máy cứ nóng liên tục thì không còn là vấn đề nhỏ nữa. Kiến thức cơ bản nhất khi dùng laptop đều hiểu điện năng sẽ sản sinh ra nhiệt năng. Nếu sản sinh ra nhiệt quá lớn có thể sẽ làm hỏng các mạch điện thiết bị, làm giảm hiệu năng của CPU và làm mài mòn các linh kiện một cách nhanh chóng.
1. Thế nào là laptop quá nhiệt?
Khi bạn đo được nhiệt độ của CPU hay GPU khoảng trên 90 độ thì đó là quá nhiệt.khi đó gặp các tình trạng như tắt đột ngột, màn hình bị xanh, treo máy hay khi tiến hành chơi các game nặng mà máy tính đột ngột tắt thì có thể nghĩ ngay đến nguyên nhân do máy quá nóng và tản nhiệt không kịp thời. Để kiểm tra nhiệt độ của máy theo dõi nhiệt độ trên giao diện BIOS hoặc bạn có thể tải các phần mềm như Speed Fan và HWMonitor để kiểm tra nhiệt độ của máy.


2. Nguyên nhân làm nóng laptop
- Chạy quá nhiều, quá nặng so với thiết kế của máy. CPU và GPU là hai thành phần tỏa nhiệt nhiều nhất trong máy tính. Việc bắt CPU và GPU phải tải quá nhiều công việc một lúc khiến CPU và GPU phải hoạt động với cường độ lớn cũng tạo ra một lượng nhiệt lớn cho máy tính của bạn gây nên tình trạng Laptop
 bị nóng.
- Không thường xuyên vệ sinh máy: Khi sử dụng máy tính nếu không được vệ sinh thường xuyên thì bụi cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến máy tính bị lỗi màn hình xanh. Bụi đóng quá nhiều có thể gây ra những rắc rối khi cắm các thiết bị ngoại vi như loa, USB và ổ cứng gắn ngoài.
Bụi bẩn được khiến máy tính trở nên nóng hơn cũng như giảm đi hiệu suất hoạt động của các linh kiện bên trong, làm giảm đi sự tản nhiệt của quạt, CPU, khiến CPU nóng hơn dẫn đến khả năng bị cháy.

 


- Máy nhiễm virus: Phần mềm lẫn phần cứng máy tính bị nhiễm virus làm máy tính khởi động chậm. Window là hệ điều hình dễ nhiễm mã độc khiến cho máy tính của bạn bị nóng và chạy ì ạch. Sử dụng các phần mềm diệt virus để bảo vệ Window là giải pháp tốt nhất để máy tính của bạn không bị ảnh hưởng bởi phần mềm kèm mã độc virus.
- Hỏng quạt tản nhiệt: Bộ phận đóng vai trò chính trong việc lưu thông không khí tản nhiệt cho laptop chính là quạt tản nhiệt. Khi bạn thấy quạt bắt đầu trục trặc trong quá trình hoạt động như: Quạt tản nhiệt máy tính không chạy. Quạt kêu to, tiếng quay nặng nề. Quạt vẫn quay nhưng không có hơi nóng thoát ra ngoài, laptop rất nóng. Quạt có những âm thanh lọc cọc.
3. Hậu quả khi để laptop quá nóng
- Khi nhiệt độ cao sẽ làm nóng hở chân chipset, IC, I/O, gây phù tụ, chết tụ, CPU tự ngắt hoạt động khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng nhiệt độ cho phép,Quạt tản nhiệt laptop hoạt động với công suất tối đa nên laptop sẽ nóng và kêu to, lâu dần khiến quạt bị cháy.

 

 


- Laptop tiêu thụ nhiều điện năng hơn và pin laptop nhanh hết.Khi máy tính bị nóng sẽ tự tắt, khiến ổ cứng HDD bị ngưng hoạt động đột ngột. Dễ gây ra lỗi hỏng, bạn có thể sẽ phải thay ổ cứng laptop mới và bị mất toàn bộ dữ liệu quan trọng.
4. Các giải pháp giúp laptop tản nhiệt
Ngày nắng nóng khiến laptop nhanh chóng bị nóng khi hoạt động quá nhiều. Áp dụng các cách tản nhiệt cho laptop trong quá trình sử dụng làm tăng tuổi thọ cho máy.
- Đặt laptop nơi thông thoáng: Một số thói quen nên tránh khi sử dụng laptop là đặt máy lên các bề mặt giữ nhiệt như gối, chăn, đệm và bề mặt kính. Chúng sẽ khiến cho các lỗ thoát hơi cũng như quạt gió của máy tính bị bưng bít và không tỏa nhiệt ra ngoài được. Một chiếc bàn laptop chuyên dụng giúp việc thoát nhiệt của máy tốt hơn rất nhiều. Cần chú ý đặt laptop ở những vị trí thoáng mát, không cản trở các quạt gió của hệ thống làm mát.
- Tự khắc phục thủ công: Khi chọn mua laptop hãy chọn laptop có hệ thống tản nhiệt hiệu quả. Vì nhiệt độ sẽ rất dễ làm giảm tuổi thọ pin, hệ thống tản nhiệt hoạt động theo mức xung nhịp CPU. Nếu đã mua laptop rồi thì có một cách đơn giản và hiệu quả nhất là kê cao mặt dưới máy tính lên giúp tản nhiệt tốt hơn.

 

 

- Sử dụng đế tản nhiệt: Đây là một giải pháp dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, đế tản nhiệt là phụ kiện ngoài. Nên không làm ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc của toàn hệ thống.
- Giảm xung nhịp của CPU: Lượng điện năng nhà sản xuất sử dụng thường cao hơn lượng điện năng mà CPU cần, phần điện năng dư ra sẽ sinh ra nhiệt, vì vậy, chỉ cần giảm điện năng - hay Undervolt - sẽ giúp nhiệt lượng máy giảm đi đáng kể mà không ảnh hưởng tới khả năng làm việc của máy.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây